Theo báo cáo “Tình hình Ung thư Thế giới 2020” do Tổ chức Y tế Thế giới (IARC) công bố,
Năm 2020, trong số 100 ca ung thư mới phát hiện ở nước ta, có 18 ca là ung thư phổi; trong số 100 người do ung thư mất mạng thì có 23 người do ung thư phổi gây ra.
Ai cũng biết,
hút thuốc lá là yếu tố chính gây ra ung thư phổi
. Tỉ lệ mắc ung thư phổi ở người hút thuốc cao gấp 10 lần so với người không hút. 85% trường hợp tử vong do ung thư phổi có nguyên nhân từ việc hút thuốc.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không hút thuốc, yêu thích thể dục thể thao và có lối sống lành mạnh. Tại sao những người không hút thuốc cũng có thể mắc ung thư phổi?
Nghiên cứu cho thấy, dưới đây là 5 nhóm người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao!
1. Những người hít phải khói thuốc thụ động
Mặc dù bản thân không hút thuốc, nhưng nhiều người sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá hay khói thuốc cũ, vẫn đang hít phải khói thuốc thụ động.
Khói thuốc lá là chất gây ung thư rõ ràng
. Nghiên cứu cho thấy, nếu chồng hút thuốc, thì khả năng vợ mắc ung thư phổi sẽ cao gấp 2 lần so với người bình thường.
2. Những người hít phải quá nhiều khói dầu mỡ khi nấu ăn
Chúng ta đều biết rằng các hạt PM2.5 có hại cho cơ thể, và khói dầu mỡ sinh ra trong quá trình nấu ăn có thể làm gia tăng nhanh chóng chỉ số PM2.5 trong không khí lên hàng chục lần. Những khói dầu này cũng chứa các chất độc hại như benzo[a]pyrene và nitrosamine bay hơi, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
3. Những người thường sống ở nơi có mức ô nhiễm không khí cao
Do làm việc lâu dài trong môi trường tiếp xúc với ô nhiễm công nghiệp như amiăng, radon… hoặc sống ở nơi có mức ô nhiễm không khí cao cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
4. Những người có tiền sử ung thư ác tính trong gia đình
So với những người không có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi, nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc ung thư phổi, thì khả năng bạn mắc ung thư phổi cũng sẽ tăng gấp 2 lần.
5. Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây ra những cơn viêm phổi lặp lại, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Hơn nữa, trong quá trình tổn thương và tự phục hồi mô phổi lặp đi lặp lại, còn giải phóng một lượng lớn “gốc tự do”, từ đó làm tăng nguy cơ đột biến DNA của tế bào, dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi.